4 “tác dụng phụ” của việc sinh con khiến chị em khó chịu

Có con là một điều tuyệt vời đối với bất kì người phụ nữ nào. Thế nhưng, sau khi sinh con, rất nhiều chị em lại phải đối mặt với những rắc rối về sức khỏe.

Dưới đây là 4 vấn đề sức khỏe mà chị em có thể gặp phải sau khi sinh con.

1. Suy giảm ham muốn tình dục

Một trong những “tác dụng phụ” dễ thấy nhất ở người phụ nữ sau khi sinh con là giảm nhu cầu và ham muốn tình dục. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do yếu tố tâm lý và sinh lý. Loại trừ yếu tố tâm lý, xét về mặt sinh lý thì những thay đổi nội tiết hoặc sự thay đổi của âm đạo… chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho chị em không còn mấy hứng thú trong chuyện “chăn gối” với chồng.

Trong quá trình cho con bú, hormone Prolacin sản sinh ra sữa sẽ ức chế buồng trứng tiết estrogen. Khi estrogen được sản sinh ra ít hơn thì sẽ kéo theo hậu quả là làm âm đạo khô hạn, suy giảm ham muốn. Một khi âm đạo bị khô, nếu cố gắng “quan hệ” có thể khiến thành âm đạo trở nên rất dễ bị rách gây viêm, nhiễm nấm.

Để khắc phục tình trạng này, chị em nên tìm cách bổ sung và tăng cường estrogen cho cơ thể bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm giàu estrogen như đậu nành hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ.

2. Âm đạo rộng hơn

Mặc dù “tác dụng phụ” này không thường gặp với nhiều chị em nhưng nó cũng là một vấn đề chị em cần quan tâm. Âm đạo của người phụ nữ là bộ phận có khả năng co giãn rất lớn, nó có thể co lại cho thích hợp khi có quan hệ tình dục hoặc giãn rộng đủ để cho em bé ra ngoài trong quá trình sinh thường.

Tuy nhiên, nếu người phụ nữ sinh thường nhiều lần thì khả năng đàn hồi của các cơ âm đạo cũng có thể giảm đi. Lúc này, các cơ không còn khả năng tự điều khiển các cơn co thắt âm đạo theo ý muốn nữa. Tình trạng này thường xảy ra ở những phụ nữ lớn tuổi đã sinh con nhiều lần và sinh dày.

Hoạt động sinh sản nhiều lần làm rách, đứt các sợi cơ vòng ống âm đạo trong lúc rặn sinh, hoặc sai sót trong việc khâu vá tầng sinh môn, sa tử cung… làm cho ống âm đạo nở rộng.

Mặc dù đây là vấn đề tự nhiên, rất khó khắc phục nhưng nếu việc âm đạo giãn rộng gây ảnh hưởng đến vấn đề tình dục thì chị em có thẻ tìm hiểu biện pháp thu nhỏ âm đạo sau sinh hoặc tập bài tập Kegel cho các cơ âm đạo thêm săn chắc, khỏe mạnh.

3. Suy giảm trí nhớ

Chứng suy giảm trí nhớ sau sinh là tình trạng xảy ra ở nhiều phụ nữ. Mặc dù đây chỉ là chứng suy giảm trí nhớ tạm thời nhưng với nhiều chị em, nó có thể gây ra những phiền toái trong cuộc sống.

Sở dĩ chị em gặp phải chứng suy giảm trí nhớ sau khi sinh là od tác động của hormone thai kì. Hormone này hoạt động mạnh nhất ở các tháng cuối thai kì, gây tác động lên não, có thể dẫn đến ứ não, phù nề… làm cho chức năng hoạt động của não bị suy giảm, trì trệ về nhận thức, trí nhớ. Sau khi sinh, hormone này vẫn còn ảnh hưởng đến não khoảng vài tháng nữa nên không ít chị em gặp phải tình trạng giảm trí nhớ sau sinh. Đến khi hormone này hết tác động, chị em sẽ trở lại bình thường. Như vậy hiện tượng này chỉ là tạm thời và có thể tự khỏi.

Để khắc phục tình trạng này, khi mang thai, bạn nên duy trì sinh hoạt như thường ngày, không nên đảo lộn, cố gắng duy trì giấc ngủ sâu để lấy lại sức khỏe và sự minh mẫn cho trí não. Nếu bạn cảm thấy tình trạng giảm trí nhớ ngày càng tăng và trầm trọng hơn thì nên tới gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

4. Mắc chứng són tiểu

Mặc dù chứng són tiểu không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó cũng khiến không ít chị em cảm thấy phiền phức. Đặc biệt, hầu hết chị em mắc chứng bệnh này đều đã từng trải qua những lần sinh nở.

Tình trạng són tiểu thường gặp ở phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh con. Sau quá trình gắng sức để “vượt cạn”, các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo trở nên yếu và khó kiểm soát việc tiểu tiện. Chị em chọn phương pháp sinh gây tê ngoài màng cứng cũng dễ có cảm giác tê ở đáy chậu khiến việc đi tiểu không tự chủ được.

Triệu chứng này có thể sẽ tự khỏi sau từ 3- 6 tháng sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh kéo dài hơn, có người thậm chí đến hàng năm sau vẫn chưa kiểm soát được việc đi tiểu trở lại bình thường.

Chị em mắc chứng khó kiểm soát tiểu tiện này nên tập thói quen đi tiểu ngay khi buồn tiểu, tức bụng. Nếu bệnh nặng thì cần đi khám sớm.

 

 

theo: camnanggiadinh

Leave a Reply

Or