3 yếu tố khiến cho con bị lùn, không có chân dài siêu mẫu như các mẹ thường mong muốn

Theo các chuyên gia 3 yếu tố dưới đây sẽ hạn chế đáng kể khả năng phát triển chiều cao của con trẻ.

Yếu tố 1: Sụn xương đầu gối đóng lại sớm

Không giống những loại sụn linh hoạt khác như sụn tai, sụn mũi, sụn xương đầu gối sẽ đóng lại rất sớm. Sau khi sụn đầu xương đóng lại hoàn toàn, xương sẽ ngừng phát triển, chiều cao cũng ngừng tăng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hiểu biết về giai đoạn phát triển của sụn xương đầu gối trước khi đóng lại.

4 giai đoạn tăng trưởng chiều cao cơ bản của trẻ bao gồm:

Giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng (0-3 tuổi):  Đây là giai đoạn phát triển chiều cao nhanh nhất của trẻ. Trong năm đầu tiên, trẻ có thể cao lên 25 cm. 2 năm sau đó, trẻ tăng trung bình mỗi năm 10-12cm.

Giai đoạn tăng trưởng cân bằng (4-11 tuổi):  Ở giai đoạn này, mức độ tăng trưởng chiều cao của trẻ đã ổn định, trung bình hàng năm trẻ sẽ cao lên 5-7cm.

Giai đoạn tăng trưởng đột biến (12-14 tuổi): Ở giai đoạn này, trẻ đã bước vào tuổi dậy thì, chiều cao tăng vọt. Trong giai đoạn này, trẻ có thể cao lên 10 cm. Sau khi qua thời kỳ tiết hormone giới tính đỉnh cao, khả năng phát triển chiều cao sẽ chậm lại.

Giai đoạn tăng trưởng thêm (trong độ tuổi từ 15 đến khi sụn xương đầu gối đóng lại): Trong giai đoạn này, khả năng tăng chiều cao của trẻ dần dần trì trệ.

3 yếu tố nguy hiểm làm hạn chế phát triển chiều cao của trẻ, mẹ nên chú ý

Để trẻ phát triển chiều cao tối đa, các bậc cha mẹ nên chú ý cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng, loại bỏ hầu hết lượng đồ ăn vặt để tránh dậy thì sớm, gây phát triển sớm và sụn xương đầu gối đóng lại sớm.

Các bậc phụ huynh nên ghi nhớ rằng sự kết hợp của canxi + vitamin D ở liều lượng cao không phải là yếu tố đảm bảo giúp trẻ cao lên nhanh chóng. Sự phát triển xương của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều loại vitamin khác như vitamin A giúp tăng cường hoạt động của tế bào sụn xương đầu gối, thúc đẩy sự phân hóa của tế bào tạo xương, khiến xương phát triển dài ra.

Vitamin A và chất đạm cũng giúp thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển tế bào. Do đó, vitamin A cũng là yếu tố quyết định độ dài của xương và khả năng tăng trưởng chiều cao. Do đó, bố mẹ nên bổ sung lượng vitamin A, D, canxi đầy đủ để giúp con phát triển chiều cao tối ưu.

Yếu tố 2: Thiếu sự tiết hormone

Hormone tăng trưởng có khả năng kích thích sự phát triển xương và sụn xương đầu gối. Hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất trong giấc ngủ sâu và khi trẻ tập thể dục, rèn luyện thân thể. Trong khi đó, trầm cảm tâm lý, căng thẳng tinh thần sẽ khiến cơ thể giảm tiết hormone tăng trưởng.

Hormone tuyến giáp là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển xương và sự trao đổi chất, thiếu hormone này dễ dẫn đến kìm hãm tăng trưởng chiều cao.

Hormone giới tính liên quan đến sự phát triển của tuổi dậy thì. Dậy thì sớm dẫn đến sụn xương đầu gối đóng lại sớm, ngừng phát triển chiều cao.

Để tăng cường cơ thể tiết các loại hormone liên quan đến phát triển chiều cao này, bố mẹ hãy cho em bé ngủ thật ngon và sâu giấc để thúc đẩy cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng cũng như hormone tuyến giáp. Vitamin A cũng giúp thúc đẩy cơ thể tiết ra hai hormone này, giúp xương phát triển dài ra.

3 yếu tố nguy hiểm làm hạn chế phát triển chiều cao của trẻ, mẹ nên chú ý

Yếu tố 3: Bệnh béo phì và các bệnh khác dẫn 

Cho trẻ ăn các thực phẩm không lành mạnh trong thời gian dài không chỉ khiến trẻ có thể mắc bệnh béo phì mà còn mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim khi trưởng thành. Không những thế, bệnh béo phì còn làm ảnh hưởng đến sự bài tiết hormone tăng trưởng, dẫn đến chậm phát triển cao.

Bên cạnh bệnh béo phì, các bệnh nhiễm trùng mãn tính có thể dẫn đến sút cân, gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, do đó ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao. Các bệnh nội tiết cũng có thể làm chậm phát triển xương, hệ thần kinh của trẻ.

yếu tố nguy hiểm làm hạn chế phát triển chiều cao của trẻ, mẹ nên chú ý

Phụ huynh lưu ý không nên cho trẻ ăn những thức ăn chiên, xào, đồ uống có ga, kẹo…Những đồ ăn này không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của bé mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Tiêu thụ những đồ ăn này quá mức có thể dẫn đến sụn xương đầu gối đóng sớm, ngừng phát triển chiều cao.

Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều kiện tiên quyết để giúp trẻ có được chiều cao tối ưu. Bổ sung vitamin A không chỉ thúc đẩy tăng trưởng chiều cao mà còn tăng cường hệ thống miễn dịch của bé, giúp giảm nguy cơ bé mắc cảm lạnh, tiêu chảy, thiếu máu thiếu sắt và các bệnh thông thường khác.

 Theo emdep

Leave a Reply

Or