3 giai đoạn cảm cúm của bé mẹ không thể không biết

Các triệu chứng của cảm cúm rất đa dạng và diễn tiến của bệnh ở mỗi trường hợp có thể khác nhau nhưng phần lớn các trường hợp thường diễn tiến như sau:

Cảm cúm là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ, theo thống kê, người lớn có thể mắc cảm cúm khoảng 2-4 lần và trẻ em có thể gặp khoảng 6-10 lần trong một năm. Nguyên nhân khởi phát thường do virus, đặc biệt cơ thể nhiễm lạnh chính là yếu tố thuận lợi để virus xâm nhập và phát bệnh.

Giai đoạn 1: Bé chớm cảm cúm

Biểu hiện điển hình thường gặp nhất ban đầu là hắt hơi, thở khụt khịt, sổ mũi, nước mũi trong, có thể kèm sốt nhẹ (nhiệt độ cơ thể <38C khi đo ở nách), đôi lúc có thể hung hắng ho nhẹ. Bé vẫn ăn và chơi bình thường.

Biểu hiện điển hình thường gặp nhất ban đầu là hắt hơi, thở khụt khịt, sổ mũi, nước mũi trong, có thể kèm sốt nhẹ

Phương pháp điều trị tốt nhất cho bé là dùng các thuốc giảm các triệu chứng trên, bé sẽ đỡ nhanh chóng nếu được tác động đúng cách trong giai đoạn này.

Mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt nếu bé bị sốt. Bé sổ mũi thì cần dùng thuốc chống tiết dịch và vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý để chống nhiễm khuẩn

Giai đoạn 2: Biểu hiện nặng hơn

Sau một vài ngày nếu không được tác động đúng cách, bé có thể có những biểu hiện nặng hơn

Sổ mũi, nghẹt mũi nhiều hơn, nước mũi đặc, màu xanh vàng và có mùi tanh. Bé ho nhiều hơn, có thể sốt cao > 38.5C đo ở nách. Người mệt mỏi hơn, kém ăn hơn.

Sau một vài ngày nếu không được tác động đúng cách, bé có thể có những biểu hiện nặng hơn

Sở dĩ bé có những biểu hiện này thường là do đã bị bội nhiễm thêm vi khuẩn. Nếu bé đã bội nhiễm vi khuẩn thì ngoài các thuốc giảm ho, giảm sổ mũi, hạ sốt để điều trị các triệu chứng, bé cần được dùng thêm kháng sinh. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên tự dùng kháng sinh cho con vì nếu sử dụng không đúng cách, thuốc không những không phát huy được hiệu quả mà còn gây nhờn thuốc và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé. Để sử dụng kháng sinh hợp lý mẹ cần đưa bé đi khám, sau khi bác sỹ kiểm tra kỹ tình hình sẽ kê cho bé loại thuốc phù hợp nhất.

Giai đoạn 3: Bệnh có xu hướng lan xuống đường hô hấp dưới hoặc lây sang viêm tai

Nếu lan xuống đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi: bé sổ mũi nhiều, ho nhiều hơn, có đờm, tiếng ho nặng, thở khò khè ở lồng ngực, có thể kèm theo sốt cao. Nước mũi và đờm thường có màu xanh vàng, thậm chí vàng nâu . Ở thể nặng, bé khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, người mệt mỏi, co rút lồng ngực, quấy khóc, bỏ ăn.

Nếu lan xuống đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi: bé sổ mũi nhiều, ho nhiều hơn, có đờm, tiếng ho nặng, thở khò khè ở lồng ngực, có thể kèm theo sốt cao.

Nếu lan sang viêm tai: bên cạnh các biểu hiện của viêm đường hô hấp vẫn còn, bé có biểu hiện đau tai, trẻ nhỏ hay đưa tay lên tai, quấy khóc, tai chảy nước, mủ có mùi hôi, sốt cao.

Nếu bé có những biểu hiện này, mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt, bé cần được điều trị và theo dõi để tránh những biến chứng nguy hiểm. Việc sử dụng kháng sinh là khó tránh khỏi, rất cần thiết, mẹ nên lắng nghe ý kiến bác sĩ để điều trị phụ thuộc tình hình của con.

Khi bé gặp phải tình trạng như giai đoạn 2 trở đi mẹ cần đưa con đi khám để chẩn đoán chính xác và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chính vì vậy, các mẹ nên xử lý đúng cách cho con ngay từ khi con mới chớm bằng cách vệ sinh mũi cho bé và dùng siro điều trị sớm như cottu F.

Điều trị sớm vừa giúp:

• Giảm bớt việc sử dụng kháng sinh

• Tránh các tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa non nớt của bé

• Phòng các biến chứng nguy hiểm và khó điều trị hơn rất nhiều như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa.

Cottu F là siro chuyên trị sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi; có vị dâu thơm ngon dễ uống; có thể sử dụng cho các bé từ 3 tháng tuổi trở lên.

 Theo afamily

Leave a Reply

Or