19 điều cần “thuộc lòng” dành cho mẹ sắp sinh và đang chăm sóc bé mới sinh tại nhà

Nếu mẹ nghĩ giai đoạn bầu bí là lúc mà mẹ cảm thấy thật khó khăn, thì hãy chuẩn bị tinh thần đi nhé, vì thời gian nuôi nấng trẻ sơ sinh sẽ gian nan và vất vả hơn gấp bội phần đấy.

Song song với niềm hạnh phúc vô bờ khi được nhìn thấy con yêu bình an chào đời là những nỗi lo về cách chăm sóc trẻ sơ sinh làm sao để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh nhất. Hãy ghi chú lại 19 điều cần lưu ý dưới đây, để giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và bảo vệ bé tối đa trước những nguy cơ tiềm ẩn.

1.Giữ thân nhiệt của trẻ ở mức ổn định: trời nắng thì cởi bớt áo, mùa lạnh thì mặc thêm áo ấm. Đồng thời, khi quần áo của trẻ bị ướt do đổ mồ hôi hoặc bị dính bẩn thì mẹ nên thay ngay đồ khác cho trẻ vì trẻ có thể bị nhiễm lạnh.

2.Luôn rửa tay thật sạch trước khi chăm sóc trẻ sơ sinh: hàng ngày khi tiếp xúc với con trẻ, nhất là lúc bạn vừa đi từ bên ngoài vào, thì bạn luôn cần phải rửa tay thật sạch trước khi chạm vào bé. Sức đề kháng của bé còn rất yếu nên chưa thể tự mình chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

3.Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, vật dụng cá nhân của trẻ: bình sữa, ly, tách, muỗng, đồ chơi,…đều cần phải được giữ vệ sinh và trụng qua nước sôi thường xuyên. Quần áo của trẻ khi giặ cũng cần được phơi ở những nơi thông thoáng, có nhiều ánh nắng mặt trời.

4.Đảm bảo chất lượng phòng ngủ: phòng ngủ của trẻ sơ sinh phải đảm bảo được thông thoáng, tránh gió lùa, đảm bảo sắp xếp chỗ ngủ của bé không gây nguồn gây tiếng ồn, ô nhiễm,…nguồn sáng trong phòng không được gây chói mắt trẻ và người chăm sóc. Không cho trẻ nằm phòng tối vì không phát hiện sớm được bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và gây khó khăn khi chăm sóc.

5.Cho trẻ bú mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời: sữa mẹ chứa đầy đủ những chất dinh dưỡng và kháng thể mà một đứa trẻ sơ sinh cần để phát triển khỏe mạnh. Nếu bạn phải cho bé bú sữa bình thì nên lưu ý đến tư thế cho bé bú, vệ sinh dụng cụ pha sữa sau mỗi lần pha, pha theo đúng liều lượng mà nhà sản xuất hướng dẫn và cho bé bú ngay khi pha.

6.Chú ý đến tư thế ngủ của trẻ sơ sinh: tốt nhất khi ngủ mẹ nên cho bé nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, đầu được kê cao hơn thân người một chút để tránh nguy cơ gây sặc. Không nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp vì có thể dẫn đến chứng đột tử khi ngủ ở trẻ.

7.Tránh đưa trẻ đến những nơi đông người, đến gần nguồn lây bệnh, nhất là khi các loại dịch bệnh bắt đầu vào mùa.

8.Không bao giờ để trẻ một mình: luôn cần phải có người trông coi trẻ để xử lý kịp thời khi trẻ bị sặc, nôn trớ, té khỏi giường,…

9.Không để các bình nước nóng hoặc chứa chất bay hơi ở gần trẻ: vì chúng có thể gây nguy hiểm khi ba mẹ dùng nhầm cho trẻ.

10.Không để các ổ điện hoặc các vật dụng nguy hiểm gần trẻ: ngay cả khi trẻ chưa thể cầm nắm thí những đồ vật này cũng có thể rớt trúng trẻ hoặc trẻ có thể cho tay vào ổ cắm, rất nguy hiểm các mẹ à.

11.Không tắm trẻ trực tiếp dưới vòi nước nóng: vì nguy cơ khiến cho trẻ bị bỏng nặng. Đồng thời, cũng không nên hăm sữa lại cho trẻ bằng lò vì sóng vì nó khiến cho sữa nóng lên không đều, sẽ có chỗ rất nóng và có thể khiến trẻ bị bỏng miệng.

12.Không cho trẻ chơi với vật sắc nhọn, những cục bi nhỏ vì nguy cơ chấn thương, hít sặc.

13.Khi rốn chưa rụng, việc để hở phần rốn có thể giúp rốn trẻ mau lành hơn.

14.Thường xuyên thay tã cho trẻ sẽ tránh trẻ bị nhiễm trùng da, hăm tã.

Thay tã cho bé ngay khi tã của bé bị bẩn

Thay tã cho bé ngay khi tã của bé bị bẩn

15.Sau sinh trẻ cần được tiêm phòng mũi vitamin K1 (phòng ngừa xuất huyết não) và viêm gan.

16.Nắm rõ lịch tiêm chửng và đưa trẻ đến các cơ sở y tế tiêm ngừa đúng lịch.

17.TÌm hiểu những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

18.Không tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc các phương pháp dân gian như cho trẻ uống nước cam thảo, đắp sái á phiện lên rốn…

19.Nếu trẻ bị bệnh và phải dùng thuốc, hãy tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.

Theo conlatatca

Leave a Reply

Or