16 dấu hiệu trẻ bị bắt nạt mẹ chớ nên xem thường

Việc bị bắt nạt khiến trẻ phải chịu tổn thương lâu dài, cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, bố mẹ cần hết sức tinh tế để phát hiện ra những điều này để kịp thời xử lí trước khi trẻ bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng.

Nhiều phụ huynh cho rằng những hành vi đánh nhau, cãi nhau ở trường của trẻ chỉ là chuyện thường tình ở lứa tuổi học trò. Sau đó bọn trẻ sẽ hòa đồng với nhau. Song, việc trẻ bị bắt nạt ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ, rất dễ khiến trẻ phải chịu tổn thương lâu dài, cả thể chất lẫn tinh thần.
Theo trang Character, trên thực tế, khoảng 160.000 trẻ em trên thế giới bỏ học mỗi ngày vì chúng sợ bị bắt nạt hay đe doạn bởi các học sinh khác. Các báo cáo cũng xác nhận rằng việc bắt nạt xảy ra ở tất cả các độ tuổi, hành vi bắt nạt gia tăng theo độ tuổi. Nhiều trẻ em bị bắt nạt mà phụ huynh của họ không hề hay biết. Đa số những trẻ em bị bắt nạt không dám chia sẻ với bố mẹ, cố giấu giếm về những nỗi đau mình phải chịu đựng do sợ bị trả thù, tẩy chay hoặc không đủ tin tưởng rằng mọi người sẽ giúp đỡ bé.
Do đó, bố mẹ cần hết sức tinh tế để phát hiện ra những dấu hiệu khác lạ của con, kịp thời xử lí trước khi trẻ bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Dưới đây là một số biểu hiện cảnh báo trẻ có thể đang bị bắt nạt:
1. Bé không nói rõ lý do về những vết bầm tím, trầy xước trên cơ thể.
2. Bị mất hay hư hỏng đồ chơi, dụng cụ học tập, trang phục… mà không rõ lý do.
3. Bé không muốn đến trường hoặc lười tham gia các hoạt động khác với bạn bè.
4. Bé sợ cảm giác một mình. Bé thường đột ngột nép chặt vào người bố mẹ, hay níu kéo bố mẹ ở lại khi đưa trẻ đến trường.
5. Bé hay bất chợi ủ rũ, buồn rầu, thường tránh những nơi đông người.
tre-bi-bat-nat
Việc bị bắt nạt sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của bé.

6. Bé có những thay đổi trong hành vi ứng xử hay tích cách.

7. Tâm trạng của bé trở nên bất thường, thường lo lắng, giận dữ, buồn bã, hay thất vọng mà không rõ lý do.
8. Trẻ thường kêu ca về vấn đề thể chất: đau đầu, đau bụng, hay phải đến phòng y tế của trường.
9. Trẻ khó ngủ, hay gặp ác mộng, thường khóc rất nhiều và tè dầm khi ngủ.
10. Trẻ thay đổi thói quen ăn uống
11. Trẻ bắt nạt những em bé nhỏ hơn trong gia đình hoặc những em bé khác.
12. Trẻ liền đi vệ sinh sau khi đi học về.
13. Trẻ về nhà trong tình đạng đói (Có thể những kẻ bắt nạt ở trường sẽ cướp đồ ăn của con).
14.  Điểm số của bé bất ngờ bị tụt giảm. (Bị bắt nạt có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng nặng nề đến khả năng tập trung học hành).
15. Hay trẻ thường nhận lỗi của mình trong mọi chuyện.
16. Trẻ có dấu hiệu chán nản, phàn nàn về mọi thứ, bỏ trốn.
Theo Gia Đình Việt Nam

Leave a Reply

Or