15 căn bệnh phổ biến mà phụ nữ dễ bị mắc hơn đàn ông

Có nhiều bệnh đều tác động cả nam và nữ. Nhưng có một số vấn đề sức khỏe phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các nhà khoa học nhiều khi cũng không thể giải thích được.

  15 căn bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới
15 căn bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới

1. Bệnh đa xơ cứng 

Đa xơ cứng (MS) được xem là bệnh tự miễn, cơ thể đánh thức hệ thống thần kinh. Các tế bào miễn dịch gây tổn thương các dây thần kinh, nó sẽ gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, tê bì, khó đi lại, choáng váng, cơn co thắt.

Theo tạp chí khoa học Science Daily, một cuộc nghiên cứu năm 2014 đã phát hiện ra rằng phụ nữ có nguy cơ cao mắc MS gấp 4 lần so với nam giới. Và họ cũng cho rằng phụ nữ có loại protein S1PR2 nhiều hơn nam giới khiến bệnh MS tăng nhanh.

S1PR2 khiến các tế bào miễn dịch nhắm vào các mạch máu trong não, gây viêm và thúc đẩy bệnh đa xơ cứng phát triển. 

2. Huyết áp cao

  Bệnh huyết áp cao rất dễ gặp ở nữ giới
Bệnh huyết áp cao rất dễ gặp ở nữ giới

Huyết áp cao hay cao huyết áp xảy ra ở cả nam và nữ. Khoảng 1 nửa trong số đó là nữ giới. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ sau 65 tuổi thường có khả năng bị cao huyết áp cao hơn nam giới.

Thời kỳ mãn kinh có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh huyết áp cao tăng lên do nồng độ estrogen giảm, gây gánh nặng cho tim và các mạch máu.

Một vài yếu tố khác có thể khiến bạn bị bệnh đó là thuốc tránh thai (đặc biệt khi bạn có hút thuốc), thừa cân, hoặc mang thai.

3. Bệnh Alzheimer’s

  Bệnh Alzheimer's là 1 thể loại của chứng mất trí thường gặp ở nữ giới (Ảnh minh họa)
Bệnh Alzheimer’s là 1 thể loại của chứng mất trí thường gặp ở nữ giới (Ảnh minh họa)

Alzheimer’s một loại của chứng mất trí nhớ và thường xảy ra ở nữ nhiều hơn. Đặc biệt sau 65 tuổi, họ thường có khả năng giảm trí nhớ. 

Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân có thể là do gen. Những phụ nữ có sao chép biến đổi gen thường mắc bệnh Alzheimer’s gấp hai lần những người không có. 

4. Bệnh Lupus

  Bệnh lupus ban đỏ liên quan đến miễn dịch cơ thể (Ảnh minh họa)
Bệnh lupus ban đỏ liên quan đến miễn dịch cơ thể (Ảnh minh họa)

Lupus là một rối loạn miễn dịch mãn tính có thể dẫn đến chứng viêm ở da, khớp và các cơ quan khác. Bệnh liên quan đến miễn dịch nên cơ thể không còn có khả năng báo hiệu điều gì nên bảo vệ, điều gì nên chống lại. 

Theo Hiệp Hội nghiên cứu Lupus Hoa Kỳ, nữ giới có khả năng mắc bệnh lupus cao hơn 9 lần nam giới. Nguyên nhân có thể là do hormone.

5. Hội chứng mệt mỏi mãn tính

  Mệt mỏi mãn tính thường gặp ở phụ nữ và có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác (Ảnh minh họa)
Mệt mỏi mãn tính thường gặp ở phụ nữ và có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác (Ảnh minh họa)

Những ai bị mệt mỏi mãn tính thường có dấu hiệu muốn “chợp mắt”. Phụ nữ có nguy cơ cao gấp 2- 4 lần so với nam giới. 

Chứng bệnh này cũng có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh nghiêm trọng khác. Do đó, khi thấy mệt mỏi kéo dài, bạn nên đi kiểm tra để được chữa trị kịp thời. 

6. Bệnh suy giáp

  Phụ nữ dễ bị suy giáp hơn nam giới
Phụ nữ dễ bị suy giáp hơn nam giới

Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Phụ nữ có nguy cơ bị suy giáp cao gấp 10 lần so với nam giới. Nó khiến bạn dễ bị tăng cân, trầm cảm, mệt mỏi, ốm yếu…

Phụ nữ đã sinh con thường có nguy cơ cao mắc suy giáp và có khoảng 5-10% phụ nữ sau sinh bị căn bệnh này.

Nếu không được chữa trị kịp thời, suy giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và nhiều vấn đề khác. 

7. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

  Hội chứng ruột kích thích có thể gây đau bụng (Ảnh minh họa)
Hội chứng ruột kích thích có thể gây đau bụng (Ảnh minh họa)

Đây cũng là một căn bệnh mãn tính gây ra rất nhiều triệu chứng như chuột rút, đau bụng, đầy bụng, xì hơi, tiêu chảy và táo bón.

Theo các chuyên gia, phụ nữ thường có nguy cơ mắc IBS cao gấp hai lần so với nam và các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được vì sao. 

Một vài chuyên gia cho rằng IBS có thể có liên quan đến hormone và chu kỳ kinh nguyệt vì một số phụ nữ cho biết trước và trong chu kỳ kinh, họ gặp những triệu chứng IBS nặng nề hơn.

8. Không dung nạp gluten

  Không dụng nạp gluten có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe
Không dụng nạp gluten có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe

Đây là một vấn đề tự miễn do phản ứng với protein gluten được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch. Khi đó, nó sẽ làm tổn thương đến các chất dinh dưỡng khác và gây khó khăn cho các dòng máu lưu thông trong cơ thể.

Thậm chí nó có thể gây ra những biến chứng như ung thư, bệnh tuyến giáp, suy dinh dưỡng, loãng xương và vô sinh. 

Có khoảng 60- 70% phụ nữ mắc bệnh này và các nhà khoa học cũng chưa thể giải thích được tại sao nữ giới dễ bị bệnh hơn nam giới. 

9. Bệnh lây qua đường tình dục (STIs)

  Phụ nữ bị STIs có thể truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ bị STIs có thể truyền từ mẹ sang con

Mặc dù các bệnh lây qua đường tình dục xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng nữ giới thường có nguy cơ cao mắc bệnh và thường nặng nề hơn. 

Những căn bệnh STIs thường ảnh hưởng đến các vấn đề sinh sản và có thể truyền từ mẹ sang con. 

10. Hội chứng ống cổ tay

  Hội chứng ống cổ tay khiến người bệnh cảm thấy ngứa ran, tê bì tay
Hội chứng ống cổ tay khiến người bệnh cảm thấy ngứa ran, tê bì tay

Căn bệnh này gây tê bì tay, yếu hoặc ngứa ran ở tay. Dây thần kinh trước cổ tay bị dồn qua cổ tay và quá nhiều áp lực có thể gây khó chịu. 

Phụ nữ dễ bị mắc hội chứng ống cổ tay hơn có thể là do ống cổ tay của phụ nữ bé hơn nam giới. Đặc biệt phụ nữ mang thai thường có khả năng bị bệnh này cao hơn. 

11. Ung thư vú

  Ung thư vú ở nữ cao gấp 100 lần nam giới
Ung thư vú ở nữ cao gấp 100 lần nam giới

Thật ngạc nhiên, ung thư vú ở nữ giới cao gấp 100 lần so với nam giới. Theo trang Medicinenet, chỉ 1% nam giới mắc ung thư vú mỗi năm.

Có nghĩa là mỗi năm chỉ có khoảng 440 nam giới chiến đấu với ung thư vú, trong khi có khoảng 40.000 phụ nữ chống chọi với căn bệnh này. 

12. Bệnh viêm xương khớp mãn tính

  Có khoảng 60% phụ nữ bị viêm xương khớp mãn tính
Có khoảng 60% phụ nữ bị viêm xương khớp mãn tính

Theo tạp chí Everyday Health, có khoảng 60% phụ nữ bị mắc bệnh này và thường gặp nhất là phụ nữ từ 55 tuổi trở lên. 

Yếu tố sinh học, hormone, gen, và béo phì có thể là yếu tố nguy cơ làm tăng bệnh xương khớp mãn tính.

Phụ nữ có dây chằng đàn hồi nhiều hơn, khiến các khớp phải di chuyển nhiều hơn gây ra chứng viêm. Hơn nữa, hình thể của phụ nữ khác hơn so với nam và có thể gặp nhiều vấn đề về đầu gối. 

Trước thời kỳ mãn kinh, estrogen giúp bảo vệ sun ở xương. Tuy nhiên, sau thời kỳ này, nồng độ estrogen giảm và các sụn mất đi sự bảo vệ, gây ra chứng viêm xương khớp. 

13. Đau nửa đầu

  Đau nửa đầu thường là do nồng độ hormone thay đổi (Ảnh minh họa)
Đau nửa đầu thường là do nồng độ hormone thay đổi (Ảnh minh họa)

Phụ nữ thường bị đau nửa đầu cao gấp 3 lần so với nam giới. Và các nhà khoa học cho rằng phần lớn là do hormone. 

Khi nồng độ hormone thay đổi, những cơn đau đầu càng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt nghiêm trọng khi đến chu kỳ kinh nguyệt. 

14. Rối loạn ăn uống

  Rối loạn ăn uống do tâm lý phụ nữ sợ béo (Ảnh minh họa)
Rối loạn ăn uống do tâm lý phụ nữ sợ béo (Ảnh minh họa)

Chứng biếng ăn, háu ăn và rối loạn ăn uống do tâm lý thường gặp ở phụ nữ. Họ thường có xu hướng không hài lòng với cơ thể của mình.

Có những người dù cân nặng bình thường nhưng cứ nghĩ là mình béo phì và khiến họ biếng ăn, chán ăn.

15. Những vấn đề liên quan đến rượu

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, mặc dù nam giới thường uống rượu nhiều hơn nữ giới, nhưng sức khỏe nữ giới thường bị ảnh hưởng nặng nề hơn nam giới.

  phụ nữ dễ bị viêm gan, bệnh tim và tổn thương não nhiều hơn khi uống rượu (Ảnh minh họa)
Phụ nữ dễ bị viêm gan, bệnh tim và tổn thương não nhiều hơn khi uống rượu (Ảnh minh họa)

Cân nặng và lượng nước trong cơ thể phụ nữ thường ít hơn nam giới, do đó, chỉ một vài chén rượu thôi cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của họ. 

Theo đó, phụ nữ dễ bị viêm gan, bệnh tim và tổn thương não nhiều hơn khi uống rượu. Ngoài ra, phụ nữ uống rượu cũng có nguy cơ cao bị ung thư vú hơn những người không uống đồ uống có cồn. 

Theo Giadinhmoi

Leave a Reply

Or