12 việc tốt nhất bố mẹ nên làm cho trẻ dưới 6 tuổi

Những điều trẻ cần không chỉ là cuộc sống không lo đến cơm ăn áo mặc, điều trẻ cần nhất là người lớn đi cùng trẻ trong suốt quãng đường trưởng thành. Tục ngữ nói: “Muốn biết thế giới trong mắt trẻ như thế nào thì hãy quỳ xuống nhìn thế giới bằng vị trí và độ cao của trẻ”.

Cho trẻ thời gian vui chơi thoải mải, không nên sắp đặt sinh hoạt quá quy tắc

Chuyên gia chỉ ra, đối với các trẻ trước khi vào tiểu học, tự do vui chơi càng có ích cho sức khỏe hơn sinh hoạt có quy tắc. Bố mẹ nên tránh sắp đầy các hoạt động trong thời gian của trẻ. Tất cả mọi đứa trẻ đều cần có một vài việc riêng tư và thời gian chơi đùa thỏa thích.

Trước khi trẻ vào tiểu học, không nên bắt trẻ tuân thủ những nguyên tắc quá nghiêm ngặt
Trước khi trẻ vào tiểu học, không nên bắt trẻ tuân thủ những nguyên tắc quá nghiêm ngặt. Ảnh minh họa

Dạy trẻ quan tâm đến người khác

Một đứa trẻ vui vẻ cần cảm thụ được mối liên kết giữa mình với người khác có một ý nghĩa tốt đẹp nào đó. Muốn phát triển cảm giác này, bố mẹ có thể giúp trẻ tiếp xúc với nhiều người khác hay có thể cùng với trẻ sắp xếp một số đồ chơi cũ và tham gia các hoạt động quyên góp giúp những trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cổ vũ trẻ tham gia một số hoạt động công ích ở trưởng.

Chuyên gia chỉ ra, kể cả lúc trẻ còn rất ít tuổi đều có thể tạo được niềm vui trong việc giúp đỡ người khác.

Cổ vũ trẻ vận động nhiều

Bố mẹ cùng đá bóng, đá cầu, đạp xe đạp, bơi lội… với trẻ, vận động nhiều không những có thể tập luyện thể lực cho trẻ mà còn giúp trẻ thêm vui vẻ, yêu đời.

Thường xuyên nở nụ cười trên miệng

Bố mẹ thường xuyên cười nói với trẻ, cùng sáng tạo và kể những câu chuyện cười, những bài hát vui nhộn, cùng cười lớn hết cỡ với trẻ, những điều này rất có lợi của sức khỏe và tinh thần của trẻ. Chỉ cần cười lớn cũng là một hoạt động rất tốt.

Những lời khen cụ thể

Khi trẻ có biểu hiện tốt, bố mẹ không nên chỉ nói: “Rất tốt”. Lời khen phải cụ thể một chút, chỉ ra những điểm nào của trẻ gây ấn tượng cho người khác tốt hơn lần trước ở điểm nào. Ví dụ: “Hôm nay con chủ động chào bác bảo vệ, con rất lễ phép”.

Tuy nhiên khi khen trẻ cũng cần chú ý, không nên để lời khen trở thành một kỳ vọng chờ đợi của trẻ. Một số bố mẹ dùng quà tặng hay tiền bạc thưởng cho trẻ khi làm việc tốt, làm cho trẻ đặt trọng điểm ở trên phần “thù lao” chứ không phải ở hành động tốt.

Khi trẻ có biểu hiện tốt, hãy khen ngợi một cách cụ thể. Nhưng đừng đưa ra đồ chơi hay tiền như phần thưởng. (Ảnh có tính minh họa)
Khi trẻ có biểu hiện tốt, hãy khen ngợi một cách cụ thể. Nhưng đừng đưa ra đồ chơi hay tiền như phần thưởng. (Ảnh có tính minh họa)

Đảm bảo trẻ ăn uống khoa học

Ăn uống mạnh khỏe không chỉ làm cho cơ thể trẻ mạnh khỏe, mà còn làm cho tâm trạng của trẻ được ổn định. Bất kể bữa ăn chính hay phụ đều nên cố gắng tuân thủ nguyên tắc mạnh khỏe, ví dụ: chất béo thấp, ít đường, thức ăn tươi ngon, dinh dưỡng cân bằng.

Tạo hứng cho tài năng nghệ thuật bên trong của trẻ

Mặc dù các nhà khoa học đã chứng minh không có cái gọi là “hiệu ứng Mozart”, nhưng cho trẻ tiếp xúc nhiều với các hoạt động âm nhạc, mỹ thuật hay vũ đạo đều có thể làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ. Chuyên gia phát hiện, khi trẻ nhảy cùng giai điệu âm nhạc hoặc cầm bút vẽ tranh, kỳ thực là phương pháp trẻ đang bùng phát thế giới bên trong, thể hiện tỉnh cảm. Vẽ tranh, nhảy hoặc chơi đàn (nếu trẻ thích) cũng giúp cho trẻ có được cảm giác vui vẻ.

Thường xuyên ôm ấp

Một cái ôm nhẹ nhàng truyền đạt một sự quan tâm vô hạn, là thể hiện“ bố mẹ yêu con” không cần nói bằng lời. Nghiên cứu phát hiện, những cái ôm ấp, vỗ về dịu dàng có thể làm cho trẻ sinh non trở nên mạnh khỏe hơn, hoạt bát hơn, tâm trạng cũng ổn định hơn. Đối với người lớn, ôm ấp cũng giúp  họ giảm nhẹ áp lực, san bằng tâm trạng bất an.

Lắng nghe thực sự và chăm chú

Không có cái gì giúp trẻ cảm thụ được sự quan tâm hơn của bạn bằng việc bạn lắng nghe trẻ một cách thực sự và chăm chú, người ta gọi là “dùng tim lắng nghe”.

Không nên chỉ lắng nghe bằng một tai, nghe cho xong chuyện; khi trẻ nói chuyện với bạn, hãy cố gắng dừng lại mọi công việc đang làm để chăm chú lắng nghe trẻ nói. Bạn cần có lòng kiên nhẫn nghe trẻ nói hết, không nên ngắt lời trẻ giữa chừng, cũng không vội đưa lời diễn đạt giúp trẻ hoặc giục trẻ nói nhanh lên, kể cả nếu trẻ kể một cách rề rà hoặc nội dung câu chuyện của trẻ đã được trẻ kể đi kể lại nhiều lần. Trên đường đưa trẻ đi học, lúc lên giường chuẩn bị ngủ là thời gian lắng nghe tốt nhất.

Từ bỏ “chủ nghĩa hoàn hảo”

Chúng ta đều kỳ vọng trẻ thể hiện được mặt tốt nhất, nhưng đừng quá để ý hoặc phàn nàn nếu trẻ thực hiện không được như kỳ vọng. Ví dụ:  Chê trẻ lau bàn không sạch, phải lau lại lần nữa, hoặc sửa chữa trẻ phải cất đồ chơi đúng chỗ. Việc gì cũng yêu cầu hoàn hảo sẽ giảm bớt lòng tự tin của trẻ, khiến trẻ lúc nào cũng sợ làm sai, sau này làm gì trẻ sẽ cũng dễ nảy sinh tinh thần đối phó.

Dạy trẻ giải quyết vấn đề

Từ học cách buộc dây giày đến tự mình qua đường, từng bước  hướng tới mục đích giúp trẻ độc lập hơn. Khi trẻ phát hiện trẻ có năng lực giải quyết vấn đề trước mắt thì mới mang đến cảm giác thành công và vui vẻ cho trẻ. Khi trẻ gặp chướng ngại, ví dụ: Bị bạn bè chế giễu hoặc không thể làm được việc gì đó, bạn có mấy bước sau giúp trẻ.

–                    Xác định vấn đề của trẻ

–                    Để cho trẻ miêu tả cách giải quyết vấn đề

–                    Tìm ra bước giải quyết vấn đề

–                    Quyết định để trẻ tự mình giải quyết vấn đề này hoặc cung cấp một một giúp đỡ

–                    Xác định trẻ dành được sự trợ giúp cần thiết

Cho trẻ sân khẩu để biểu diễn

Mỗi đứa trẻ đều có tài năng độc đáo, tại sao không cho trẻ cơ hội thể hiện? Nếu trẻ thích kể chuyện, cổ vũ trẻ nói ra cho bạn nghe. Nếu trẻ có sở trường với toán học hãy mang trẻ đi dạo phố, để cho trẻ giúp bạn lựa chọn đồ vật có giá thấp hơn. Khi bạn thưởng thức tài năng của trẻ và thể hiện ra lòng nhiệt tình của bạn, trẻ tự nhiên sẽ tự tin hơn… Đứng ở góc độ của trẻ để quan sát thể giới là điều tốt nhất.

Jenny (Tổng hợp) 

Theo Mecon

Leave a Reply

Or