12 chất nguy hại trong dầu tắm gội trẻ em

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh, ngộ độc hóa chất gia dụng như dầu gội đầu, sữa tắm, dung dịch tẩy rửa chiếm 60% ở trẻ em 1-3 tuổi.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát độc chất Hoa Kỳ, mới đây có 6.175 ca ngộ độc liên quan tới hóa mỹ phẩm như dầu gội đầu, dầu xả, xà phòng và sữa tắm. Trong đó chiếm 4.827 trường hợp xảy ra ở trẻ em.

Hiện nay, hầu hết dầu gội đầu có thành phần chủ yếu gồm các chất có hoạt tính bề mặt là anion hoặc phi anuon, tinh dầu thơm và nước. Ngoài ra còn có thể có các chất ethanol, methanol hoặc isopropyl alcohol. Bên cạnh đó, các loại muối trong dầu tắm, gội là muối vô cơ như natri clorua không độc. Nếu nuốt vào cơ thể một lượng vừa phải các sản phẩm này có thể gây ngộ độc nhẹ hoặc rối loạn tiêu hóa. Nuốt lượng nhiều hơn có thể gây rối loạn các chất điện giải, hoặc hít vào phổi có thể gây viêm phổi hóa học.

Cách đây vài năm báo chí đã từng đề cập tới thông tin về các hoá chất gây ung thư cực kì nguy hiểm đã được các tổ chức quốc tế cảnh báo có thể nguy hại đối với sức khoẻ người tiêu dùng là Dioxine và Quaternium-15. Sự việc này gần đây lại một lần nữa gây hoang mang trong dư luận.

Trên thế giới, 12 loại hoá chất này đã được các tổ chức lớn trên thế giới như FDA (Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ), David Suzuki Foundation, Green Organic World công bố nghiên cứu về sự nguy hại. Người tiêu dùng tại Việt Nam do vẫn còn có thói quen mua hàng theo cảm tính và không tìm hiểu kĩ thông tin về các thành phần có trong sản phẩm nên không nhiều người biết đến các thông tin này.

Các loại hoá mỹ phẩm là một trong các sản phẩm thiết yếu nhất hiện nay nhưng trong các sản phẩm này đều tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người sử dụng, đặc biệt là trẻ em.

Có thể kể tới như Sodium lauryl sulfate (SLS), được sử dụng trong hầu hết các loại dầu tắm gội trẻ em (nhưng lại được sử dụng cả trong các sản phẩm tẩy rửa mạnh như nước lau sàn, vệ sinh) có thể gây các bệnh khô da, kích ứng da, và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Hay các hương liệu hóa chất có thể gây ra khuyết tật và chậm phát triển, ảnh hưởng đến cả sức khỏe sinh sản, có thể gây kích ứng da, lão hoá da

12 chất nguy hại trong dầu tắm gội trẻ em

Mới đây của bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Kim Thoa cũng đã có bài viết đăng trên Sức khỏe và Đời sống cho biết: có một số dầu tắm gội trong thành phần quảng cáo là có các các dẫn xuất từ thiên nhiên, tinh dầu được cho là an toàn như khuynh diệp, nhựa thông, dầu thông, bạc hà và quế.

Tuy nhiên các thành phần này vẫn chứa các chất cồn, ester và ketones có thể gây đỏ ngứa da do viêm da dị ứng xuất hiện trong khoảng thời gian 12 giờ sau tiếp xúc. Ngoài ra nó còn gây kích thích niêm mạc. Chỉ cần lượng 10ml chế phẩm dầu có hóa chất đậm đặc đủ gây co giật và ức chế thần kinh trung ương. Thành phần cồn còn có thể gây hạ đường huyết ở trẻ.

Riêng tinh dầu bạc hà đi cùng các hóa chất trong dầu tắm còn có nguy cơ gây độc nhiều hơn. Nếu nuốt phải sẽ gây buồn nôn, đau bụng. Nếu trong thành phần chứa chất bay hơi pulegone, chuyển hóa thành độc chất đối với gan và phổi thì chỉ cần 5ml đủ gây ngộ độc và tử vong nếu nuốt 15ml. Triệu chứng tổn thương gan, đau bụng và rối loạn tri giác xuất hiện sớm. Sau đó là tụt huyết áp, nôn không cầm, xuất huyết tiêu hóa và có thể xảy ra tiểu máu. Suy thận thường gặp sau khi uống lượng nhiều dầu chứa bạc hà.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa, do độc chất hấp thu và phân bố nhanh nên tại bênh viện thao tác rửa dạ dày ít có tác dụng mà còn có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh. Lúc này có thể dùng than hoạt tính hy vọng hấp thu phần nào độc tố đã nuốt. Bác sĩ cũng khuyên rằng, người tiêu dùng nên tìm hiểu rõ hơn về các thành phần trong dầu tắm gội đặc biệt là sản phẩm dành cho trẻ em để tránh khỏi các sản phẩm độc hại.

Danh sách 12 loại hóa chất độc hại trong dầu gội/sữa tắm của trẻ:

1. Parabens/ Paraben: có thể làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố, viêm biểu bì da, có khả năng gây ra ung thư vú, các triệu chứng của sự mãn kinh và cả chứng loãng xương, hay giảm khả năng sinh sản ở nam.

2. Mineral oil: có thể khiến cho da giảm khả năng đào thải độc tố, có thể làm giảm chức năng phổi, gây nên một số dạng viêm phổi.

3. Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol/ Ethylene Glycol: có thể làm suy giảm chức năng của các protein cấu trúc trong cơ thể.

4. Sodium Laurel Sulfate (SLS): có thể phá vỡ độ ẩm của da, gây khô da, lão hóa sớm và kích ứng da; có thể dễ dàng thâm nhập vào bề mặt da và có thể kết hợp với hóa chất khác để trở thành nitrosamine, một chất gây ung thư.

5. Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol: có thể sẽ gây kích ứng làm da trở nên khô và bị lão hoá nhanh hơn.

6. DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine)/ TEA (Triethanolamine): có thể gây kích ứng mạnh ở da, mắt và các bệnh về viêm da tiếp xúc. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận. DEA đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

7. Phenoxyethanol: có thể gây nôn mửa và ỉa chảy ở trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

8. Triclosan: bị EPA xếp vào loại thuốc diệt côn trùng, có thể gây ung thư ở người.

9. Phthalates (DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP): có thể tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới;

10. Quaternium -15: có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người, có thể gây viêm da nếu da nhạy cảm.

11. Fragrance: có thể gây ra khuyết tật và chậm phát triển, ảnh hưởng đến cả sức khỏe sinh sản, có thể gây kích ứng da, lão hoá da.

12. Isopropyl alcoh: gây khô và lão hóa da, làm tăng các vết nhăn và vết thâm trên mặt.

 

theo: ngoisao.vn

Leave a Reply

Or