11 ý tưởng tiết kiệm chi tiêu cho gia đình (Phần 1)

Làm sao để vun hay vén khéo là câu hỏi đặt ra khiến các “nữ tướng” của gia đình thường xuyên phải đau đầu, đặc biệt khi còn có con nhỏ, nhưng cũng không quá khó để bắt đầu những thói quen giúp tiết kiệm trở nên “trong tầm với” hơn.

1. Ghi chép lại chi tiêu trong tháng
Tiết kiệm tiền không cần phép màu, thật ra chỉ đơn giản như khi bạn tính xem làm thế nào để chi ít hơn thu. Nhưng trước khi giảm chi tiêu của gia đình mình, bạn cần biết được chính xác số tiền đó đi đâu về đâu.

Vì vậy, tháng tới bạn nên ghi lại mọi chi tiêu theo từng ngày, từng tuần và tháng. Tìm một phương pháp đơn giản để ghi chép, có thể là một ứng dụng trên di động hay một cuốn sổ tay du lịch, rồi bạn sẽ thấy một vài sự bất ngờ trong các mục khi ghi chú.

2. Xác định những khoản có thể cắt giảm
Khi đã thấy được số tiền được tiêu vào việc gì, bạn có thể đưa ra quyết định đâu là những nhu cầu thiết yếu của gia đình và đâu là những thứ có thể cắt giảm được.

Ly cà phê latte bạn mua mỗi sáng trên đường đi làm sẽ tốn khoảng kha khá 30.000 đồng mỗi sáng, 900.000 mỗi tháng, hay 10.800.000 đồng mỗi năm, và 108.000.000 trong mười năm, một con số đáng kể để tiết kiệm đó chứ!

11 ý tưởng tiết kiệm chi tiêu cho gia đình (Phần 1)

 

Tính toán chi ly sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ cho gia đình bạn

Và những lần mua quần áo không suy tính cho con bằng thẻ tín dụng? Bạn sẽ phải cộng thêm tiền lãi vào đơn giá nếu bạn không trả đủ hóa đơn đó trong tháng.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là bạn không thể uống cà phê khi đi ra ngoài hay cho con mình mặc những bộ quần áo xinh xắn, chỉ là nên khôn ngoan hơn về việc chi tiêu.

Nếu bạn không thể thiếu cà phê mỗi sáng, có thể kiếm một nơi cất cà phê gói tại chỗ làm và tự pha cho mình một tách cà phê nóng, mang theo bình nước để uống thay vì mua nước đóng chai, hoặc chờ những đợt giảm giá quần áo trẻ em và tự hoạch định một số tiền giới hạn khi mua sắm.

3. Tính toán số tiền sẽ sử dụng cho bản thân mình trước
Điều này có lẽ khác với suy nghĩ bình thường của bạn, nhưng bí mật để hình thành nên thói quen tiết kiệm là đặt mục tiêu tiết kiệm của bản thân mình lên trước.

Nghĩ tới bản thân trước không có nghĩa là mua tất cả những đĩa CD hoặc các đồ phụ tùng nhà bếp mà bạn cảm thấy thu hút, mà nghĩa là dành phần cho bản thân vào số tiền chi tiêu hàng ngày mỗi tháng.

Đặt ra vài mục tiêu lâu dài thực tế và thưởng cho bản thân bằng cách dành một ít tiết kiệm thường xuyên trong tài khoản ngân hàng hoặc quỹ tiết kiệm cho các mục tiêu đó.

Nếu bạn chờ đến cuối tháng mới xem số dư còn lại sau khi chi tiêu cho các mục đích thiết yếu và các khoản lặt vặt, bạn sẽ thấy chẳng còn bao nhiêu tiền thừa còn lại.

Không nên dễ dãi và tạo cơ hội cho bản thân. Bạn có thể lập ra tài khoản tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp như khi nghỉ hưu và tiền học đại học qua dịch vụ chuyển tiền tự động hàng tháng từ tài khoản cá nhân hoặc tiền lương của mình, dù chúng có ít đến cỡ nào.

Tương tự như bạn dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng mỗi tối, tiết kiệm thường xuyên sẽ là một thói quen lành mạnh tích lũy dần dần và trở thành một lệ thường bạn không thể không làm. Vào cuối mỗi tháng, bạn sẽ ngay lập tức hài lòng khi biết bản thân đã dành dụm được một số ít cho tương lai.

4. Sắp xếp các khoản tiết kiệm vào những thời điểm khác nhau
Phần lớn khoản tiết kiệm cho việc học đại học hay các khoản khác đều cho bạn lựa chọn về thời gian rút từ lương hoặc tài khoản tín dụng, nên phân bổ thời gian sao cho tất cả số tiền của bạn không bị chuyển hết trong một ngày.

Nếu bạn được trả lương sau mỗi hai tuần, nên rút một khoản từ mỗi ngày nhận lương đó. Nếu bạn không làm công ăn lương và có thu nhập xuyên suốt tháng, nên chọn một vài ngày giữa tháng không trùng với các khoản chi trả khác.

5. Trả góp các khoản nợ
Bạn có thể từng nghe đến việc này rồi nhưng vẫn có vẻ khó tin khi trả góp các khoản nợ là một trong những cách tốt nhất để tiết kiệm. Do khoản lãi khi bạn vay tiền sẽ cao hơn khoản lãi bạn có được khi gửi tiết kiệm,vì vậy cắt giảm các thẻ tín dụng, khoản vay mượn học phí, vay mượn mua xe và các khoản nợ cá nhân khác như vay thế chấp mua nhà, và bắt đầu để dành.

Theo Marrybaby

Leave a Reply

Or