11 điều ngốc nghếch khi nuôi dạy con cha mẹ thường mắc

Rất nhiều phụ huynh vô tình tước đoạt quyền chơi đùa, tiêu diệt bản năng tự nhiên và thu nhỏ không gian tìm tòi của con…

Sau đây là 11 điều ngốc nghếch mà nhiều bậc phụ huynh làm với con hoặc dạy dỗ con.

1. Trẻ muốn chơi đùa trong bùn đất, bố mẹ phán: “Bẩn lắm, con không được chơi”

Chính điều này đã tước đoạt quyền chơi đùa, hủy diệt bản năng tự nhiên của trẻ, ngăn trở trẻ tiếp xúc và nhận thức sự vật, thu nhỏ không gian tìm tòi của trẻ.

2. Trẻ muốn tự mình ăn cơm, bố mẹ nói: “Tự ăn rơi vãi lung tung, để mẹ đút cho”. Ý thức tự chủ, khả năng vận động, tự lực của trẻ đã bị phụ huynh tiêu diệt.

3. Trẻ cảm thấy khó chịu trong người, bố mẹ lo lắng: “Con à, chúng ta đi viện tiêm một mũi là khỏi” hoặc nhắc “bác sỹ cho thuốc tốt nhé”.

Bố mẹ đã mù quáng và vô hình trực tiếp làm cho trẻ trở thành một người thiếu sức đề kháng.

tre em

4. Trẻ muốn tự mình rửa bát, bố mẹ nói: “Đừng làm bẩn quần áo/ Nước lạnh thế/ Đừng làm vỡ bát”.

Trong mắt của trẻ rửa bát nguyên bản là một sự lao động trong trò chơi, bởi vì bố mẹ nên sự lao động vui vẻ đã biến thành nỗi khổ cực, chân tay, cơ bắp bị co rút, không có sức khí bừng sáng.

5. Trẻ đi học, bố mẹ nhắc: “Con cần học tốt, nghe lời cô giáo, không hiểu không nên nói…”

Tại sao trẻ không dám hỏi, vì sợ giáo viên chê, sợ bạn học chê cười nên trẻ chỉ biết tiếp thu, nghe và làm theo lệnh, không có sức sáng tạo, thậm chí không có ý kiến và suy nghĩ của riêng mình.

6. Trẻ lớn một chút nói “Bố mẹ con lớn rồi, muốn lao động làm chút việc gì đó” bố mẹ trả lời: “Con ngoan, hiện tại con học giỏi là được không phải làm gì cả”

Một cơ hội bồi dưỡng cảm giác trách nhiệm cho trẻ, cơ hội để trẻ đứng lên đóng góp sức lao động với gia đình đã bị bố mẹ tiêu diệt ngay trong trứng nước, khi trẻ trưởng thành rất có thể sẽ trở thành một người không chịu gánh vác trách nhiệm, là một người bị động.

7. Trẻ học hành không tốt, bố mẹ khuyên bảo: “Con biết không bố mẹ vì con chịu bao nhiêu vất vả, con được ăn ngon, mặc đẹp, cái gì cũng không phải làm, tại sao mỗi việc học hành mà cũng không tốt, con thật làm bố mẹ mất mặt…”

Các bậc bố mẹ này không nhìn thấy tình cảm trong tâm của trẻ, họ cho rằng họ đã hy sinh tất cả chỉ là một lần giao dịch, bản thân trẻ chỉ là một tài sản riêng tư của bố mẹ, là công cụ vinh liệt tổ tông của bố mẹ đã bị mất đi.

8. Trẻ muốn biểu lộ sự cảm ơn với bố mẹ, trẻ nói: “Con yêu bố mẹ, bố mẹ vất vả quá”, bố mẹ lại phán: “Yêu gì mà yêu, con lấy cái gì để yêu? Học thật tốt, vâng lời là tình yêu tốt nhất”.

Tình yêu cho bố mẹ vốn dĩ chỉ là một lợi ích như thế này, thật hiện thực và tàn nhẫn. Hạt giống tình yêu chưa đơm chồi đã rụng hết, khả năng yêu chưa được hình thành đã bị đánh bật đi.

9. Trẻ học rất tốt, nhưng lại rất hư, lười biếng, làm được chút việc thì không cẩn thận. Bố mẹ an ủi: “Không sao, lớn lên con sẽ tốt thôi, lúc bé chỉ cần học tập tốt, ngoan ngoãn là được”.

Phụ huynh đã quên rằng một người cần phải thành người trước rồi mới đến đạo lý làm người, chính bố mẹ đã đánh bật điều đó đi và chà đạp lên nhân cách phát triển tốt đẹp của trẻ.

10. Trẻ thực sự đã lớn, dáng dấp lo cao hơn bố mẹ nhưng không biết làm việc gì và cũng không muốn làm. Lúc này bố mẹ đành chờ đợi: “Chờ con lập gia đình, thành vợ thành chồng sẽ hiểu và tốt hơn” .

Tuy nhiên càng ngày con càng gây nhiều phiền phức lớn. Bố mẹ sẽ hối hận vì đã hủy hoại mất các đức tính quý báu mà con cần phát triển, lúc này đành phải chịu mặc cho số phận.

11. Hoặc trình độ văn hóa của trẻ cao hơn bố mẹ, kiếm nhiều tiền hơn bố mẹ, nhưng trẻ không nói chuyện với bố mẹ, thậm chí mải kiếm tiền, ít về nhà. Bố mẹ than trong cam chịu: “Đây là sự khác biệt hai thế hệ nên không có ngôn ngữ chung”.

Tuy nhiên thật là bi đát vì bố mẹ vẫn không tỉnh táo lại. Bố mẹ chỉ có nghĩa vụ vất vả nuôi con thành người nhưng thiếu hun đúc các tính tốt đẹp của con. Đáng lẽ ra bố mẹ nên cùng trưởng thành với con, làm bạn với con, làm cho con vui, thấu hiểu mọi điều tốt đẹp, về già luôn được con quan tâm, đó mới là niềm hạnh phúc của bố mẹ.

Jenny (Theo BB)

Leave a Reply

Or