100% bố mẹ không hề biết: Trẻ từ 0-3 tuổi có thói quen này, lớn lên sẽ thông minh xuất chúng

Quan sát những đức trẻ thiên tài bẩm sinh bạn sẽ phát hiện ra ngay những điểm khác biệt ở chúng so với những đứa trẻ bình thường. Thế nhưng, trẻ từ 0-3 tuổi thì những điểm khác biệt ấy chưa hẳn đã rõ nét. Nếu thấy trẻ có những thói quen này khi lớn lên sẽ thông minh:

12-24 tháng tuổi trẻ hiểu được ngôn ngữ khác

n1

Nếu bạn có thể nói chuyện với con bằng thứ tiếng khác thì chúc mừng. Khi trẻ nhỏ được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau, điều đó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển não bộ ở trẻ, theo như bản báo cáo của tạp chí khoa học quốc tế Sự phát triển của trẻ.

Những em bé sinh ra mà được nghe bố mẹ nói chuyện bằng hai thứ tiếng trở lên thì có kết quả cao hơn ở những bài kiểm tra chỉ số thông minh.

Mới sinh: Bé nặng hơn các bạn khác

loi-ich-cua-omega-3-cho-ba-bau-medonthannet-4-0856-xahoi.com.vn-w600-h439

Những phụ nữ sinh ra những em bé nặng cân có thể vui mừng khi nghe tin này. Trẻ sơ sinh càng nặng, trí thông minh càng cao.

Một nghiên cứu trên 3000 trẻ sơ sinh đã được công bố trên Tạp chí Y học Anh cho biết bé có chỉ số cân nặng cao có chỉ số IQ nhỉnh hơn các bé khác.

Người ta cho rằng nguyên nhân là do trẻ nặng cân được nuôi dưỡng tốt hơn khi còn ở trong bụng mẹ.

3 tuổi: Trẻ cao hơn các bạn khác

pvl06-0

Một cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (Mỹ) chỉ ra rằng trẻ em cao lớn thường đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra.

Ngoài cân nặng, chiều cao cũng là một dấu hiệu của trí thông minh cao.

Nhóm nghiên cứu có viết: “Khi mới 3 tuổi, trước khi việc đi học ở trường tạo tác động lên trẻ, và trong suốt thời thơ ấu, những trẻ cao lớn có điểm số cao hơn hẳn so với các trẻ khác ở những bài kiểm tra nhận thức.”

Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: thích mút tay

Nhiều mẹ không muốn cho con mút tay vì nghĩ rằng đây là một thói quen xấu, mất vệ sinh. Nhưng các chuyên gia nói rằng mút tay thể hiện sự phát triển của trẻ. Lúc này em bé đã biết cách khám phá thế giới bên ngoài và đưa tay vào miệng được miêu tả là bé đã bắt đầu học cách kiểm soát động tác tay của mình. Các mẹ không nên ngăn cản thói quen này của bé mà nên cắt móng tay, rửa tay của bé sạch sẽ để bé mút tay.

Trẻ từ 4 tháng đến 2 tuổi: bỏ bất cứ thứ gì vào miệng

Em bé 4-5 tháng tuổi thường đã biết cầm nắm và nhặt mọi thứ để cho vào miệng. Nhiều mẹ lo lắng vì nghĩ rằng nhiều đồ vật sẽ chứa vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên các chuyên gia nói rằng trẻ em có cách khám phá thế giới rất riêng của mình. Đối với những đồ vật lạ, trẻ sẽ khám phá bằng miệng thông quá cách mút, liếm, cắn, nếm.

Trẻ từ  5 tháng đến 1 tuổi: bập bẹ nói hoặc la hét

1443417900-tre-thuong-xuyen-dung-sua-tam-se-day-thi-som

Trẻ từ 5 tháng tuổi trở đi đã bắt đầu bập bẹ và nói những bằng những ngôn ngữ rất đáng yêu. Các chuyên gia nói rằng đây là một cách thể hiện ngôn ngữ của em bé. Em bé 5 tháng tuổi đã biết cách thu hút sự chú ý của người khác bằng cách bập bẹ nói hoặc la hét.

 Trẻ từ 6 tháng tuổi: nhút nhát, sợ người lạ

Nhiều bậc cha mẹ nhận thấy rằng em bé của mình trước đó rất tươi cười, thân thiện với mọi người, nhưng khi được 6 tháng tuổi bé bằng đầu nhút nhát, sợ người lạ, gặp người lạ là khóc. Các chuyên gia nói rằng em bé đã bắt đầu có chút kỷ niệm về người thân yêu của mình.

Em bé 6 tháng tuổi đã biết phân biệt giữa người thân và những người xa lạ. Em bé đã nhớ hình ảnh của bố mẹ mình và cảm thấy sợ hãi khi đó không phải là họ. Hiện tượng trẻ nhút nhát, sợ người lạ thường mất dần sau khi trẻ được 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, do môi trường và phương pháp giáo dục khác nhau, 1 số đứa trẻ 3-4 tuổi vẫn còn nhút nhát và sợ người lạ vì vậy mẹ nên lưu ý về điều này.

Bố mẹ cũng nên thường xuyên để trẻ tiếp xúc với những người thân, hàng xóm trong gia đình để trẻ quen dần và mạnh dạn hơn trong giao tiếp với mọi người.

Em bé nhà bạn có những đặc điểm này không?

Tuấn Hùng/Khoevadep

Leave a Reply

Or