10 lý do cha mẹ không cần phải lo lắng khi con ăn vạ

Con ăn vạ đúng là một trong những giây phút thử thách cho các bậc làm cha, làm mẹ. Nhưng các chuyên gia cho rằng đôi khi trẻ khóc lóc ăn vạ lại tốt hơn chúng ta tưởng.

  10 lý do cha mẹ không nên lo lắng khi con ăn vạ

 
 

1. Khóc còn hơn cố nín

Khóc có thể là cách giải tỏa sự lo sợ ở trẻ bởi trong nước mắt chứa cortisol – một loại hormone căng thẳng. Các nhà khoa học cũng cho rằng, nước mắt cũng có thể làm giảm huyết áp, cải thiện cảm xúc của trẻ.

Đôi khi trẻ giận dỗi, khóc lóc và không hài lòng với điều gì đó, cha mẹ thường rất hay mất bình tĩnh, có thể quát mắng hoặc vội vàng dỗ dành trẻ. Nhưng càng dỗ, trẻ càng khóc.

Các chuyên gia cho rằng: “Khóc không phải là sự tổn thương.”

Hãy cứ để trẻ khóc bởi vì sau khi khóc xong, trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn. 

2. Ăn vạ có thể khiến trẻ học được điều gì đó 

  Khóc xong, trẻ có thể học được điều gì đó và giúp chúng sáng tạo hơn
Khóc xong, trẻ có thể học được điều gì đó và giúp chúng sáng tạo hơn

Ví dụ một đứa trẻ 5 tuổi chơi đồ chơi Lego và bắt đầu khóc lóc khi không thể xếp được hình. Tuy nhiên, sau đó cậu bé tỏ ra bình tĩnh hơn và có vẻ như cậu học được điều gì đó sau lần “thất bại” vừa rồi.

Theo các nhà nghiên cứu, học cũng là một quá trình tự nhiên của trẻ giống như hơi thở hàng ngày vậy. 

Và để trẻ học được điều gì đó, hãy để bé vui, thư giãn và biểu lộ cảm xúc buồn bã, thất vọng của mình. Cha mẹ hay người trông trẻ không nhất thiết phải cấm con “không được khóc” khi trẻ tỏ ra thất vọng về điều gì đó.

3. Trẻ sẽ ngủ ngon hơn

  Trẻ có thể ngủ ngon hơn sau khi ăn vạ (Ảnh minh họa)
Trẻ có thể ngủ ngon hơn sau khi ăn vạ (Ảnh minh họa)

Chúng ta thường nghĩ rằng trẻ sẽ khó ngủ hơn khi khóc lóc. Nhưng cũng giống như người lớn, trẻ cũng có thể thức dậy vào ban đêm nếu bị căng thẳng quá mức và cố gắng giải quyết vấn đề của mình. 

Trong khi đó, khóc cũng là một trong những cách biểu lộ cảm xúc, giải tỏa căng thẳng của trẻ cha mẹ không nên quá lo lắng và cấm đoán.

Trẻ sẽ ngủ ngon hơn sau khi khóc vì chúng đã được giải tỏa cơn nóng giận của mình. 

4. Trẻ sẽ biết được đâu là ranh giới 

  Con sẽ biết được đâu là điều nên và không nên làm khi cha mẹ nói 'không'
Con sẽ biết được đâu là điều nên và không nên làm khi cha mẹ nói “không”

Thông thường, trẻ ăn vạ vì cha mẹ không cho phép mình làm điều gì đó. Trẻ sẽ học được cách cư xử điều gì được chấp nhận, điều gì không cho phép.

Thỉnh thoảng chúng ta tránh sử dụng từ “không” bởi vì chúng ta sợ trẻ càng khóc to hơn. Tuy nhiên, cha mẹ nên mạnh dạn nói từ đó với trẻ để con biết được điều gì nên và không nên làm. 

5. Trẻ cảm thấy an toàn khi nói ra điều mình suy nghĩ 

  Trẻ có thể cảm thấy an toàn hơn khi khóc
Trẻ có thể cảm thấy an toàn hơn khi khóc

Trẻ thường lấy cớ ăn vạ để mong người lớn làm theo điều chúng suy nghĩ. Đôi khi trẻ chấp nhận lời nói “không” từ cha mẹ và khóc như là một biểu cảm của những gì con suy nghĩ trong đầu. 

Một vài đứa trẻ thì tỏ ra không thích màu sắc của chiếc tất mới mua, hoặc do vỡ đồ chơi của chúng và thế là chúng khóc lóc bắt đền bố mẹ.

Hoặc có khi bé lỡ làm hỏng đồ của bố mẹ và khóc khi bố mẹ la rầy. Thật ra, đó là cách để trẻ thấy mình an toàn mà thôi. 

6. Thói ăn vạ có thể giúp bạn gần gũi con hơn 

  Cha mẹ sẽ gần gũi hơn sau khi con khóc lóc ăn vạ
Cha mẹ sẽ gần gũi hơn sau khi con khóc lóc ăn vạ

Khi trẻ ăn vạ, cha mẹ chớ vội dỗ dành. Hãy xem và chờ đợi. Khi giận dỗi, bé có thể không thích mình ở đó, nhưng thật ra chúng rất muốn cha mẹ ở cạnh bên. 

Khi đó, đừng nói gì cả hãy ở bên rẻ và chỉ một vài phút sau, bạn hãy ôm lấy con và hỏi han con. Lúc đó bạn sẽ thấy mình gần gũi con hơn. 

7. Giúp con tự giải quyết vấn đề của mình

  Trẻ sẽ tự học cách giải quyết vấn đề của mình qua những lần ăn vạ
Trẻ sẽ tự học cách giải quyết vấn đề của mình qua những lần ăn vạ

Đôi khi, trẻ có thể giận dỗi vì không thể tự mặc được áo hay buộc tóc, không lấy được chiếc cốc trên bàn chỉ vì con đang còn bé.

Đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang tự đối mặt với những cảm xúc của mình. Khi khóc lóc, ăn vạ, trẻ sẽ giải phóng được những ý nghĩ của mình. Dần dần, trẻ sẽ hiểu được cách tự giải quyết vấn đề một cách tự nhiên nhất.

8. Nếu ăn vạ ở nhà, con ít khi ăn vạ ở nơi công cộng

  Trẻ sẽ ít mè nheo nơi công cộng nếu có cơ hội ăn vạ ở nhà (Ảnh minh họa)
Trẻ sẽ ít mè nheo nơi công cộng nếu có cơ hội ăn vạ ở nhà (Ảnh minh họa)

Trẻ thường biểu lộ cảm xúc ở nơi mà có người lắng nghe chúng hơn. Các chuyên gia cho rằng, trẻ thích biểu lộ cảm giác buồn bã hoặc tức giận khi ở nhà bởi vì nơi đó có bố mẹ, ông bà lắng nghe. 

Nhưng nếu bạn kìm hãm không cho con ăn vạ ở nhà, chắc chắn con sẽ bộc lộ nó ở nơi công cộng như công viên, bến xe buýt, bệnh viện, trường học…

9. Trẻ đang làm điều mà hầu hết mọi người không làm

  Cả người lớn và trẻ con đều có nhu cầu bộc lộ cảm xúc của mình (Ảnh minh họa)
Cả người lớn và trẻ con đều có nhu cầu bộc lộ cảm xúc của mình (Ảnh minh họa)

Khi trẻ lớn hơn một chút, chúng sẽ bớt khóc hơn. Một vần là do sự trưởng thành, một phần là chúng cũng học được cách điều kiển cảm xúc của mình.

Ít ai biết rằng, người lớn đôi khi cũng cần “ăn vạ” bởi vì họ cũng cần được bộc lộc cảm xúc như những đứa trẻ vậy. 

Nhưng điều đó khá khó khăn với những người trưởng thành, đặc biệt đối với đàn ông. Vì vậy, hãy để con được làm điều chúng muốn – khóc thỏa thích để bộc lộ hết cảm xúc bên trong. 

10. Cơn giận giữ của con có thể giúp chữa lành vết thương cho bạn 

Khi chúng ta còn là những đữa trẻ, cha mẹ có thể đã không lắng nghe, thông cảm khi mình giận dỗi. Và con khóc lóc có thể khiến chúng ta nhớ lại bố mẹ đã đối xử với ta thế nào và tỏ ra thông cảm hơn.

Có thể khi con ăn vạ, chúng ta sẽ biết phải làm gì để tốt cho con hơn.

Theo Giadinhmoi

Leave a Reply

Or