10 lỗi cha mẹ thường mắc khi cho con ăn uống

Mặc dù trẻ đã biết cách chọn và bỏ mọi thứ vào miệng từ lúc 8 tháng tuổi, nhiều cha mẹ vẫn cố bón cho con ăn đến tận vài tuổi.

Nói đến việc cải thiện thói quen ăn uống ở trẻ em, nhiều bậc cha mẹ thường lờ đi. Nhiều người không hiểu rằng khi giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng không đúng cách sẽ khiến con bạn không thể ăn uống lành mạnh. Các con sẽ ít quan tâm đến các thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn. Mặt khác nếu giáo dục được đưa ra phù hợp với sự phát triển đúng đắn của con, nó có thể tạo ra tác dụng tích cực. Dưới đây là 10 sai lầm hay gặp khi chăm con ăn uống.

1. Tiếp tục bón cho trẻ ăn cho đến khi lớn

Mặc dù trẻ đã biết cách chọn và bỏ mọi thứ vào miệng từ lúc 8 tháng tuổi, nhiều cha mẹ vẫn cố bón cho trẻ ăn trong khoảng thời gian lâu hơn nữa. Để trẻ tự ăn giúp trẻ biết lựa chọn thực phẩm và cách ăn hợp lý. Nếu con bạn được tập tự ăn từ lúc mới biết đi, chúng có thể tự ăn ngoan trước 2 tuổi.

trean-5695-1412063495

Ảnh: listcrown.com.

2. Không cho trẻ ăn cùng bữa với gia đình

Trẻ em thường được ăn riêng. Hãy nhớ rằng, trẻ em học được cách ăn rất nhanh bằng cách quan sát những người khác. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn cùng với cả nhà nếu bạn muốn trẻ sớm biết tự ăn ngay từ khi con nhỏ. Thông thường, một đứa trẻ có thể ăn thức ăn của cả gia đình khi đầy một tuổi. Hãy nấu những thực phẩm không quá nhiều dầu và gia vị. Ngoài ra, hãy chú ý đến trẻ để đề phòng sặc, ngạt thở.

3. Cho trẻ uống chất lỏng giữa các bữa ăn

Vì trẻ em có dạ dày nhỏ nên chúng sẽ no nếu được uống sữa và nước trái cây thường xuyên trong ngày. Hãy thử cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày và hạn chế cho trẻ uống quá 2 chén sữa hoặc 2-3 ly nước trái cây.

4. Bắt trẻ ăn hết tất cả thức ăn bạn mang ra

Bạn không nên bắt trẻ ăn hết tất cả thức ăn bạn mang ra. Hãy để trẻ ăn với lượng thức ăn con muốn. Nếu cố ép con ăn, nó có thể nôn ra sau đó.

5. Cấm hoàn toàn các loại thực phẩm không lành mạnh

Mặc dù thực phẩm như khoai tây chiên, khoai lang chiên, bánh kẹo… thuộc các thể loại thực phẩm không lành mạnh bạn phải tránh cho con ăn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng trẻ có thể được ăn các loại thực phẩm này. Bạn chỉ cần không cho con ăn thường xuyên và không tạo thành thói quen là được.

6. Để quá nhiều thực phẩm trong nhà bếp

Nếu bạn để quá nhiều thực phẩm trong nhà bếp, con trẻ sẽ ăn vặt suốt ngày và không thể điều chỉnh sự thèm ăn. Hãy tách thành các bữa ăn và cho trẻ ăn nhẹ đúng quy định.

7. Từ bỏ quá sớm

Thông thường cha mẹ thường dễ dàng từ bỏ và thường xuyên quyết định thay con cái. Thay vào đó bạn nên giúp con hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng trong cuộc sống và thuyết phục con ăn uống lành bằng cách làm gương tốt cho con.

8. Cho trẻ quyết định thói quen ăn uống

Khi trẻ bắt đầu quyết định thói quen ăn uống của mình, trẻ sẽ rất dễ ăn ít hay nhiều hơn mức yêu cầu hoặc kết thúc là ăn toàn những thực phẩm không lành mạnh. Hãy trò chuyện với con về vấn đề này và giúp con đề ra những cách ăn uống phù hợp.

9. Không làm gương cho con cái

Hầu hết các bậc cha mẹ quá tập trung vào việc chăm sóc con cái và quên chú ý đến thói quen ăn uống của mình. Hãy làm gương cho con cái và các con sẽ học tập bạn bằng cách quan sát.

10. Không lập kế hoạch cho bữa ăn

Hầu hết các bậc cha mẹ thường quyết định ăn gì vào sát bữa ăn tối, dẫn đến bữa tối thiếu nhiều chất dinh dưỡng. Bạn nên lên kế hoạch bữa ăn trước đó và đưa ra nhiều phương án càng tốt, sau đó lựa chọn một phương án phù hợp với gia đình

Theo hoadataithe

Leave a Reply

Or